Trong các vi chất dinh dưỡng, kẽm được chứng minh có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời. Bổ sung kẽm đúng lúc, đúng cách cho bé sẽ giúp bé ăn ngon, ngủ kĩ, phát triển cơ thể toàn diện.Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ vẫn đang thắc mắc khi nào nên bổ sung kẽm cho con và lo lắng cách mình bổ sung kẽm cho con đã đúng hay chưa. Ba mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể giải đáp thắc mắc trên nhé.
1. Kẽm có vai trò gì trong sự phát triển của bé
Kẽm là một nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng trong cơ thể. Hơn 70 enzyme phụ thuộc vào kẽm để thực hiện các vai trò của chúng trong quá trình tiêu hóa và trao đổi chất. Vì vậy, kẽm có thể giúp bé phát triển chiều cao, cân nặng, trí tuệ, cơ bắp, hệ miễn dịch,…Bổ sung kẽm trong các giai đoạn phát triển của bé là một vấn đề cần được cha mẹ đặc biệt quan tâm.
Một vài vai trò điển hình của kẽm đối với sự phát triển của bé có thể kể đến đó là:
Có vai trò trong sự phát triển xương và sụn: Kẽm có vai trò trong việc kích thích hình thành collagen hỗ trợ tạo nên khung xương và làm cho xương chắc khỏe, đồng thời kẽm cũng hỗ trợ sụn phát triển từ đó giúp các khớp khỏe mạnh.
Giúp bé duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh: Kẽm kích thích sự phát triển của các tế bào lympho B và lympho T, đây là các tế bào có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể, từ đó tạo một hàng rào miễn dịch chắc chắn giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút,…, giảm nhiễm trùng và tăng sức đề kháng cho bé, giúp bé hạn chế mắc bệnh.
Đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương nhỏ: Kẽm có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp collagen đồng thời củng cố hệ miễn dịch. Do đó, kẽm đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương hở nhỏ gây ra trong quá trình vui chơi bé bị va quệt
Bé ăn ngon miệng hơn nhờ kẽm: Kẽm giúp tăng sản sinh tế bào trong đó có các tế bào vị giác và khứu giác. Do đó khi thiếu kẽm có thể làm giảm khả năng nếm, ngửi gây tình trạng bé biếng ăn, ăn không ngon miệng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của bé.
Phát triển trí tuệ cho bé: Trung tâm bộ nhớ của não chứa một hàm lượng kẽm lớn. Vì vậy, kẽm là khoáng chất đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của não bộ. Kẽm và vitamin B6 có vai trò thúc đẩy các dẫn truyền thần kinh hoạt động.
2. Khi nào cần bổ sung Kẽm cho bé
Khi ba mẹ thấy bé có những biểu hiện dưới đây thì cần ngay lập tức bổ sung Kẽm cho bé:
- Bé chán ăn hoặc giảm ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn và nôn kéo dài ở trẻ.
-
Bé thường khó ngủ về đêm, thức giấc nhiều lần, hay quấy khóc.
-
Các bệnh nhiễm trùng tái diễn ở đường hô hấp (viêm mũi họng, viêm phế quản tái đi tái lại), viêm đường tiêu hóa, viêm da, mụn bỏng, mụn mủ, viêm niêm mạc.
-
Trẻ có những vết thương lâu lành, hay bị dị ứng, tóc giòn dễ gãy, móng giòn, yếu.
- Sụt cân, chậm phát triển chiều cao, chậm dậy thì, còi xương, suy dinh dưỡng
3. Bổ sung Kẽm như thế nào?
Ngoài việc bổ sung kẽm qua chế độ ăn uống hằng ngày, ba mẹ còn có thể cho bé sử dụng thực phẩm chức năng giúp bổ sung kẽm. Khi bổ sung kẽm bằng cách này, nên cho bé uống sau bữa ăn khoảng 30 phút, tốt nhất vào buổi sáng. Cho bé ngưng uống sau 10-14 ngày trong điều trị tiêu chảy cấp, 2-3 tháng trong trường hợp hỗ trợ bổ sung hàng ngày.
Các mẹ có thể tham khảo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO về nhu cầu kẽm của trẻ theo từng độ tuổi để trẻ có thể hấp thu và phát triển tốt nhất
- Với trẻ dưới 6 tháng tuổi nguồn kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất chính là sữa mẹ. Tuy nhiên, lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm dần theo thời gian. Vì thế, mẹ cần duy trì lượng kẽm trong sữa cũng như bổ sung thêm các thực phẩm giàu kẽm hoặc uống thêm vitamin để bổ sung đủ lượng kẽm cho sự phát triển của trẻ
- Trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi: 2mg/ngày
- Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi: 3mg/ngày
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 3mg/ngày
- Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 5mg/ngày
- Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 8mg/ngày
- Trẻ từ 14 tuổi trở lên:11mg/ngày
4. Nên bổ sung Kẽm trong bao lâu
Khi trẻ có các biểu hiện thiếu kẽm nêu trên, hoặc ba mẹ nghi ngờ bé bị thiếu kẽm hãy đưa đến bé đến các cơ sở y tế, trung tâm dinh dưỡng để được các bác sĩ thăm khám, đánh giá tình trạng, chẩn đoán nguyên nhân và hướng dẫn cách chăm sóc, điều trị tốt nhất.
Sau khi khám và kiểm tra, các bác sĩ sẽ quyết định có cần bổ sung kẽm cho trẻ hay không, liều lượng như thế nào cũng như thời gian uống trong bao lâu. Thông thường, tổng thời gian bổ sung kẽm cho trẻ có thể kéo dài 2 đến 3 tháng, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe thực tế của trẻ.
Ví dụ trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy, việc bổ sung vi chất kẽm trong quá trình điều trị là hết sức cần thiết. Theo đó, phác đồ điều trị tiêu chảy cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi được khuyến cáo cần bổ sung 10mg kẽm/ngày và trẻ từ 6 tháng – 10 tuổi cần được bổ sung 15mg kẽm/ngày. Thời gian cho trẻ uống viên kẽm bổ sung là 14 ngày liên tiếp.