Các bệnh trẻ dễ gặp phải vào mùa hè và cách phòng ngừa

Vào mùa hè, độ ẩm không khí khá cao tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi,… bùng phát. Trẻ em trở thành đối tượng dễ mắc bệnh vì sức đề kháng còn yếu kém. Chính vì vậy, ba mẹ cần lưu ý đến các bệnh thường gặp vào mùa hè để có biện pháp phòng tránh và xử trí an toàn.

1. Các bệnh trẻ dễ mắc phải trong mùa hè

Chân tay miệng: Bệnh tay chân miệng như mối họa lơ lửng trên đầu trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh rất dễ lây lan và chỉ có thể phòng tránh, chưa có thuốc ngừa cũng như thuốc đặc trị.Trong những năm qua, có gần 40 nghìn ca mắc tay chân miệng trong 4 tháng ở giai đoạn 2011 – 2015, chưa kể các ca ở khu vực miền Nam. Khi trẻ có những biểu hiện như sốt, loét miệng, nổi hồng ban có bóng nước ở bàn tay, bàn chân, gối hoặc mông, nặng hơn như: sốt cao, quấy khóc liên tục, khó ngủ hoặc ngủ li bì, giật mình, hốt hoảng, chới với, run giật tay chân, co giật, nôn ói nhiều, bỏ bú, yếu liệt tay chân, da nổi bong..Thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám.Nếu trẻ được chẩn đoán mắc bệnh tay chân miệng, cần cách ly trẻ ngay và thông báo cho địa phương để có biện pháp khử khuẩn môi trường xung quanh, hạn chế tối đa khả năng lây lan bệnh tạo nên ổ dịch. Cần chăm sóc, giữ vệ sinh và cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất, uống sữa, ăn cháo bình thường, tăng cường uống nước hoa quả để bổ sung vitamin cho trẻ.

Các bệnh trẻ dễ gặp phải vào mùa hè và cách phòng ngừa 1

Bệnh sốt xuất huyết: Là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể xảy ra với tất cả mọi người,nhưng trẻ nhỏ từ 3 – 10 tuổi là đối tượng dễ mắc nhất. Muỗi vằn là nguyên nhân lây lan bệnh, truyền virus sốt xuất huyết từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh thường gia tăng vào mùa mưa. Khi ở dạng nhẹ bệnh sẽ gây sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp, rối loạn đông máu, suy đa tạng,… Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến sốt xuất huyết dạng nặng gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.

Bệnh đường tiêu hóa trong mùa hè: Vào những ngày nắng nóng, thực phẩm dể bị ôi thiu không đảm bảo an toàn thực phẩm. Thậm chí nhiều nơi bị khô hạn, thiếu nước sạch làm tình trạng bệnh càng nặng hơn.

Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều cũng là điều kiện lý tưởng để véc tơ truyền bệnh sinh sôi và phát triển. Khi con gặp trường hợp mắc bệnh về tiêu hóa, cha mẹ cần vệ sinh chân tay sạch sẽ cho con bằng xà phòng, cách ly con với những nhóm trẻ khác khi con mắc bệnh. Thực hiện ăn chín uống sôi và làm sạch những đồ chơi, vật dụng trẻ hay cho vào miệng mút.

Đồng thời phải xử lý chất thải đúng quy định phòng virus có trong phân lan rộng ra môi trường, lây bệnh.

Bệnh lây qua đường hô hấp trong mùa hè: Các bệnh lây qua đường hô hấp như cúm, thủy đậu lây qua đường tiếp xúc cần cách ly khi bị nhiễm bệnh.

Với bệnh đau mắt đỏ do Adenovirut là căn bệnh vô cùng phổ biến trong ngày hè, những ca mắc bệnh đã lên hàng nghìn ca trong một mùa hè. Khi bị đau mắt đỏ, tuyệt đối không đi bơi, nên nghỉ học để phòng lây bệnh cho người khác do virus lây qua hô hấp (tiếp xúc gần) và qua dịch nước mắt bám vào đồ vật khi người bệnh dùng tay dụi mắt.

Cần phải giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống sạch sẽ, vệ sinh mũi họng, vệ sinh mắt và rửa tay xà và phải đảm bảo cách ly để phòng lây cho người khác. Bên cạnh đó nên sử dụng các thuốc bác sĩ chỉ định để chữa triệu chứng.

Thủy đậu là bệnh do virus gây ra. Trẻ bị thủy đậu trước tiên sễ có triệu chứn ngây ngấy sốt, sau có thể sốt cao. Bệnh có thể kéo dài 4-5 ngày.

Trong trường hợp trẻ không được uống đúng thuốc, đúng thời điểm thì bệnh này rất có thể dẫn đến nhiễm trùng. Lúc này, trẻ có thể gặp một số vấn đề như đau họng, ho… Cha mẹ cần hết sức lưu ý bởi nếu để con ho, viêm họng kéo dài sẽ tạo cơ hội cho bệnh tấn công, gây ra viêm phổi.

Nếu trẻ có dấu hiệu sốt trong những ngày nốt thủy dậu xuất hiện và lan rộng thì phải đưa con đi bác sĩ ngay lập tức, nếu không sẽ rất nguy hiểm.

 

Các bệnh trẻ dễ gặp phải vào mùa hè và cách phòng ngừa 2

2. Một số biện pháp phong ngừa bệnh mùa hè

Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt
Tạo dựng thói quen rửa tay sạch sẽ- đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa, sẽ giúp trẻ loại bỏ hiệu quả những tác nhân gây bệnh nguy hiểm từ chính đôi bàn tay của mình.

Ăn uống hợp vệ sinh
Để phòng bệnh mùa hè chúng ta phải vệ sinh sạch sẽ nơi ở, ăn chín uống sôi, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm trong mùa hè là cách tốt nhất để phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm đường ruột, trong đó có một tỷ lệ đáng kể viêm não mà thủ phạm là virut đường ruột (như Enterovirut, ECHO, Coxackie…).

Ngoài ra, để tránh trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ nên chú ý giữ gìn vệ sinh ăn uống cho trẻ, nếu trẻ bị tiêu chảy nên bù nước cho đủ. Ngoài nước mát do nắng nóng kể trên, nên bù nước cho trẻ bằng việc cho uống thêm nước có pha oresol

Tạo môi trường sống trong lành và an toàn
Luôn giữ môi trường sống thông thoáng, trong lành như: phát quang môi trường, loại bỏ những nơi nước đọng nhằm ngăn chặn sự phát triển của muỗi vằn là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết, giúp hạn chế sự lây nhiễm của các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Ngoài ra, phụ huynh nên tạo thói quen khi ngủ mắc màn, tham gia phong trào diệt lăng quăng,…

Uống nhiều nước

Mùa hè, thời tiết nắng nóng, mồ hôi tiết ra nhiều khiến cơ thể mất đi lượng lớn nước. Vì thế, luôn luôn tăng cường lượng nước cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là những loại nước uống giàu khoáng chất và nhiều vitamin như các loại nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi, nước sôi nguội,… giúp cơ thể trẻ luôn luôn mát mẻ và tăng cường sức khỏe để chống chọi với bệnh tật.
Tiêm ngừa đầy đủ
Biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm vắc xin phòng nhằm tạo miễn dịch chủ động. Liệu trình tiêm phòng cần đủ để giúp trẻ được bảo vệ trong suốt mùa nắng nóng này.

Tiến hành diệt muỗi, bọ gậy quanh khu vực nơi ở

– Diệt bọ gậy (lăng quăng), loại trừ nơi muỗi sinh đẻ, trú ngụ là biện pháp tích cực và hiệu quả nhất. Điều này đặc biệt cần thiết để phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

– Khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm quanh nhà, quanh làng bản; loại bỏ những vật dụng quanh nhà, trong vườn (như thùng chứa nước tưới, gáo dừa, mảnh vỡ chai lọ bát đĩa, ly, chén, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, mảnh ni-lông…) đọng nước mưa; đậy kín chum, vại, bể chứa nước để muỗi không còn nơi đẻ; hàng tuần nhớ cọ rửa các đồ chứa nước để loại bỏ trứng muỗi, thả cá cờ để diệt bọ gậy.

– Sắp xếp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, thoáng mát; không treo mắc quần áo để muỗi không còn chỗ đậu.

– Tránh để muỗi đốt: xua muỗi, đốt hương trừ muỗi, xoa thuốc chống muỗi lên những phần da hở; cho trẻ mặc quần dài, áo dài tay; không để trẻ chơi ở ngoài trời khi xẩm tối, không để trẻ ở trần hay chơi ở những xó xỉnh, tối tăm, ẩm thấp; cho trẻ ngủ màn kể cả những giấc ngủ ban ngày nhất là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

Các bệnh trẻ dễ gặp phải vào mùa hè và cách phòng ngừa 3

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *