Thiếu máu ở trẻ – biểu hiện, nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng thiếu máu ở trẻ

Thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ em là tình trạng thiếu dinh dưỡng phổ biến, nhất là ở trẻ dưới 24 tháng tuổi. Với triệu chứng điển hình như da xanh xao, thể trạng yếu, cơ bắp nhão. Tình trạng này sẽ khiến trẻ chậm phát triển tâm thần vận động và gây suy giảm miễn dịch nếu như kéo dài có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vậy, trẻ thiếu máu có biểu hiện gì, nguyên nhân và cách phòng ngừa như thế nào? Ba mẹ hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

1. Thiếu máu là gì?

Thiếu máu là hiện tượng giảm lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho các mô tế bào, trong đó giảm huyết sắc tố là quan trọng nhất.‎

Thiếu máu xảy ra khi mức độ huyết sắc tố lưu hành thấp hơn mức độ của một người khỏe mạnh nên thực chất thiếu máu là sự thiếu hụt lượng huyết sắc tố trong máu lưu hành. Thiếu máu là một hội chứng hay gặp, nhất là khi mắc các bệnh về máu.

2. Những  biểu hiện của trẻ bị thiếu máu

Hemoglobin (Hb) là một loại protein có thành phần là sắt, giúp tạo ra sắc tố đỏ của hồng cầu. Chức năng của Hb là vận chuyển oxy từ phổi đến các bộ phận trong cơ thể. Cơ thể trẻ cần phải có đủ một lượng Hb cần thiết ở mỗi giai đoạn phát triển. Nếu thiếu hụt chất này sẽ gây ra tình trạng thiếu máu. Vậy, trẻ thiếu máu có biểu hiện gì? 

Thông thường, tình trạng thiếu máu ở trẻ khó sẽ biểu hiện thông qua những dấu hiệu dưới đây:

  • Lan da xanh xao, lòng bàn chân và lòng bàn tay không được hồng hào như những đứa trẻ bình thường
  • Sức đề kháng yếu khiến cho trẻ rất dễ mắc phải một số bệnh về nhiễm khuẩn đường tiêu hoá hoặc hô hấp,…

  • Biếng ăn, sụt cân bất thường. 

  • Trẻ lười hoạt động và rất dễ mất tập trung.

  • Tóc rất dễ gãy rụng.

  • Đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ sẽ có tình trạng ù lì, không nhanh nhạy và phát triển chậm trong các hoạt động như tập bò, tập ngồi hay tập đi,… 

  • Một số trẻ bị thiếu máu do xuất huyết dạ dày còn có biểu hiện đi ngoài ra phân đen, ợ hơi,…

Khi xuất hiện những biểu hiện trên, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để biết được nguyên nhân gây ra thiếu máu nhằm có biện pháp can thiệp kịp thời. 

Thiếu máu ở trẻ - biểu hiện, nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng thiếu máu ở trẻ 1

3. Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị thiếu máu

Thiếu máu ở trẻ em do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu do cung cấp thiếu sắt. Ở nguyên nhân này đa phần là do chế độ ăn thiếu sắt, cụ thể: Trẻ thiếu sữa mẹ phải ăn sữa động vật, vì trong sữa mẹ sắt được hấp thụ tốt, trong khi sắt trong sữa bò chỉ được hấp thụ 10 – 20%. Tình trạng thiếu thức ăn nguồn gốc động vật, ăn bột nhiều và kéo dài, bởi trong bột có chất Acid Phytic và các Phosphat gây giảm hấp thụ sắt.

Nếu trẻ sinh non, thiếu cân lúc sinh hoặc sinh đôi… thì lượng sắt dự trữ được cung cấp qua tuần hoàn rau thai ít, sẽ gây tình trạng thiếu máu, thiếu sắt.

Trẻ mắc các bệnh lý của đường tiêu hoá sẽ hấp thụ sắt kém. Người ta đã tìm thấy nguyên nhân ở bệnh lý đường tiêu hóa làm giảm độ toan dạ dày; Tiêu chảy kéo dài; Hội chứng kém hấp thụ; Dị dạng dạ dày ruột… gây hấp thụ sắt kém, dẫn đến trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt.

Ngoài ra, mất sắt quá nhiều do chảy máu từ từ, trong đó trẻ nhiễm giun móc, loét dạ dày tá tràng, Polyp ruột hoặc chảy máu cam… cũng có thể khiến trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt.

Các ghi nhận cho thấy trẻ ở giai đoạn cơ thể lớn nhanh; Trẻ sinh non; Tuổi dậy thì; nhu cầu về sắt sẽ tăng cao, nếu đáp ứng không đủ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu

4. Cách phòng ngừa tình trạng thiếu máu ở trẻ

Thiếu máu có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của cả thể chức lẫn trí tuệ của trẻ. Chính vì vậy, ba mẹ cần phòng tránh tình trạng này bằng những cách dưới đây:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ: Cần phải bổ sung cho trẻ các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là vitamin B19, chất sắt, vitamin C,… Xây dựng thực đơn hàng ngày đầy đủ các loại thực phẩm như tôm, cá, cua, thịt đỏ, gan, ngũ cốc, đậu đỗ, rau xanh và trái cây,…

  • Với trẻ có bệnh lý nền như tan máu, suy tủy mẹ cần theo dõi sức khỏe thường xuyên. Thiết lập và xây dựng chế độ dinh dưỡng cũng như môi trường sống lành mạnh
  • Cho trẻ dưới 2 tuổi uống thêm viên sắt theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. 

  • Cho trẻ bú sữa mẹ và kéo dài ít nhất là 6 tháng đầu đời. 

  • Tẩy giun sán định kỳ. Bởi vì, giun sán là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ.

  • Quá trình mang bầu và nuôi con bú mẹ cần ăn uống và bổ sung chất sắt đầy đủ

Thiếu máu ở trẻ - biểu hiện, nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng thiếu máu ở trẻ 2Thiếu máu ở trẻ em hoàn toàn có thể kiểm soát nếu mẹ cho bé đi khám và thực hiện điều trị từ sớm. Hy vọng với kiến thức trên mẹ có thể bỏ túi cách nhận biết và phòng ngừa chứng bệnh này hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *