Tiểu đường thai kì và những điêu cần biết?

Tiểu đường thai kì là hiện tượng khá nhiều mẹ bầu gặp phải. Nếu không có chế độ chăm sóc và kiểm soát tốt, bệnh có thể gây ra những biến chứng không mong muốn, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. 

1. Tiểu đường thai kì là gì?

Tiểu đường trong thai kì là căn bệnh phổ biến, khá nhiều mẹ bầu gặp phải, nhất là bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kì. Bệnh xảy ra do sự thay đổi các hormone trong cơ thể khi mang thai. Thông thường, bệnh có thể tự khỏi sau khi mẹ bầu kết thúc quá trình mang thai và sinh con.

Khi bị tiểu đường thai kì, mẹ bầu cần theo dõi và kiểm soát tốt căn bệnh này để tránh gây biến chứng trong quá trình mang thai. Hầu hết các mẹ bầu đã bị tiểu đường thai kì ở lần mang thai thứ nhất sẽ mắc bệnh lại vào những lần mang thai sau.

2. Nguyên nhân mắc tiểu đường thai kì?

Khi mang thai, nhau thai của bạn tạo ra các hormone khiến glucose tích tụ trong máu. Thông thường, tuyến tụy có thể sản xuất đủ insulin để xử lý tình trạng này, tuy nhiên khi cơ thể không sản sinh đủ lượng insulin cần thiết hoặc ngừng sử dụng insulin như bình thường thì lượng đường trong máu sẽ tăng cao và đây là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.

Nhu cầu năng lượng trong thời kỳ bầu bí tăng cao hơn chính vì vậy nhu cầu về lượng đường cũng sẽ tăng lên. Tuy nhiên không phải lúc nào cơ thể cũng sản xuất đủ lượng insulin phù hợp với nhu cầu tăng lượng đường trong thời kỳ mang thai.

Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, để giúp thai nhi phát triển, nhau thai sẽ tạo ra nội tiết tố. Những nội tiết tố này có thể gây tác động tiêu cực đến insulin, gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố. Đây cũng là nguyên nhân khiến mẹ có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ.

Bên cạnh đó, có một số yếu tố khiến bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường khi mang thai, bao gồm:

  • Thừa cân, béo phì khi đang mang thai
  • Có lượng đường trong máu cao hơn mức cần thiết nhưng không đủ cao để mắc bệnh tiểu đường ( đây được gọi là tiền tiểu đường thai kì )
  • Có người thân trong gia đình mắc bệnh tiểu đường
  • Đã từng bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước
  • Mẹ bầu mắc huyết áp cao
  • Đã từng sinh em bé có trọng lượng trên 4kg
  • Đã từng sinh bé bị dị tật bẩm sinh hoặc bị sinh non
  • Mẹ bầu trên 25 tuổi

Tiểu đường thai kì và những điêu cần biết? 13. Dấu hiệu nhận biết tiểu đường thai kì?

Các dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ thường không đặc biệt vì vậy bệnh thường được phát hiện khi mẹ bầu đi thực hiện kiểm tra định kỳ. Một vài dấu hiệu để mẹ có thể nhận biết tiểu đường thai kì như:

  • Đi tiểu nhiều và thường xuyên.
  • Khó kiểm soát việc ăn uống.
  • Thị lực giảm, mắt bị mờ đi trong 1 thời gian ngắn.
  • Thường xuyên cảm thấy bị khô miệng, khát nước.
  • Vùng kín bị viêm nhiễm, nhiễm trùng.
  • Các vết thương, các vết trầy xước… thường rất khó và lâu lành.

4. Những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường thai kì

Nếu không theo dõi và kiểm soát tốt bệnh tiểu đường thai kì, mẹ bầu có nguy cơ phải đối mặt với một số biến chứng sau:

Tăng trưởng quá mức và thai to: Lượng đường trong máu cao hơn bình thường ở người mẹ là nguyên nhân khiến thai nhi phát triển quá nhanh, dẫn tới cân nặng lúc sinh khá to (thường là trên 4kg). Thai quá lớn sẽ dễ gặp phải chấn thương trong lúc sinh hoặc không thể sinh thường.

– Sinh non:Lượng đường trong máu cao làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh con trước ngày dự sinh của thai phụ. Hoặc thai phụ được khuyến nghị sinh sớm vì em bé đã quá lớn.

– Khó thở nghiêm trọng: Trẻ sinh non từ những bà mẹ mắc bệnh có nguy cơ gặp phải hội chứng suy hô hấp – một tình trạng gây khó thở.

– Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết): Đôi khi, em bé sinh ra từ mẹ bị tiểu đường khi mang thai sẽ đối diện với tình trạng lượng đường trong máu thấp ngay sau khi chào đời. Không chỉ vậy, những đợt hạ đường huyết nghiêm trọng còn có thể gây co giật cho bé. Cần cho bé ăn ngay hoặc truyền dung dịch qua đường tĩnh mạch nhằm đưa lượng đường trong máu của bé trở lại bình thường.

– Dị tật bẩm sinh.

Tử vong ngay sau sinh.

– Tăng hồng cầu, vàng da sơ sinh.

– Nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường tuýp 2 khi trưởng thành.

Thai chết lưu: Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt có thể khiến thai nhi tử vong trước hoặc ngay sau khi sinh.

– Tăng huyết áp khi mang thai và tiền sản giật: Đây là hai biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ, có thể đe dọa tính mạng cả mẹ và con.

– Tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên

– Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Tiểu đường thai kì và những điêu cần biết? 2

5. Cách phòng ngừa tiểu đường thai kì

  • Giữ đường huyết ổn định: Cách tốt nhất để phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ là giữ lượng đường trong máu ở mức cân bằng, tránh nguy cơ tăng đường huyết trong giai đoạn mang thai. Bước đầu tiên để ngăn chặn đái tháo đường thai kỳ là cần tìm hiểu về các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh như tình trạng béo phì, có tiền sử bị bệnh ở lần mang thai trước, có người trong gia đình mắc bệnh đái tháo đường…
  • Giữ thói quen vận động: Tập thể dục trước và trong khi mang thai có thể giúp bảo vệ chống lại việc phát triển bệnh đái tháo đường thai kỳ. Ăn các thực phẩm lành mạnh. Chọn thực phẩm đa dạng với nhiều chất xơ, ít chất béo và calo. Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc.
  • Giảm cân hợp lý trước khi mang thai chứ không nên giảm cân trong thời kỳ mang thai vì cơ thể phải làm việc nhiều để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
  • Khi có thai cần đi khám thai đúng lịch, tuân thủ chỉ định của bác sĩ và thường xuyên kiểm tra đường máu để có thể có các biện pháp can thiệp kịp thời.

Tiểu đường thai kì và những điêu cần biết? 3
Với những thông tin trên, hi vọng các mẹ bầu có thể có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc thai kì một cách an toàn nhất. Chúc mẹ có một thai kì khỏe mạnh “mẹ tròn con vuông”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *