Ở thời kỳ mang thai, sự thay đổi các nội tiết tố trong cơ thể khiến sức đề kháng của mẹ bầu trở nên yếu hơn bao giờ hết, khiến mẹ dễ mắc bệnh hơn. Những bệnh lý mẹ mắc phải trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do đó mẹ bầu cần trang bị kiến thức về các bệnh thường gặp để có những biện pháp phòng ngừa thật đúng cách để tránh các biến chứng có thể xảy ra.
1. Cảm cúm
Vào thời kỳ mang thai, sức khoẻ của mẹ bầu vô cùng nhạy cảm, nên rất dễ bị nhiễm siêu vi gây nên bệnh cảm cúm. Khi bị cảm cúm không nên uống thuốc bừa bãi dẫn đến dị tật thai nhi, cần phải có sự chỉ định từ bác sĩ. Mẹ bầu nên ăn nhiều tỏi, hoa quả và uống nhiều nước để nâng cao hệ miễn dịch. Tiêm vắc xin phòng cúm trước khi mang thai là biện pháp hữu hiệu để hạn chế tình trạng mắc cảm cúm ở mẹ bầu.
2. Cao huyết áp
Cao huyết áp, còn được gọi là tăng huyết áp, xảy ra khi các động mạch mang máu từ tim đến các cơ quan cơ thể bị thu hẹp. Điều này gây ra áp lực tăng lên trong các động mạch. Khi mang thai, tình trạng này có thể khiến máu khó đến được nhau thai, khó cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi. Lưu lượng máu giảm còn có thể làm chậm sự phát triển của thai nhi và khiến mẹ có nguy cơ sinh non, bị tiền sản giật cao hơn.
Nếu mẹ bị cao huyết áp trước khi mang thai, mẹ cần tiếp tục theo dõi và kiểm soát bằng thuốc nếu cần thiết trong suốt thai kỳ. Huyết áp cao phát triển trong khi mang thai được gọi là tăng huyết áp thai kỳ. Thông thường, tăng huyết áp thai kỳ xảy ra trong nửa sau của thai kỳ và giảm dần sau khi sinh.
3. Tiểu đường thai kì
Bệnh tiểu đường thai kỳ xảy ra khi có sự thay đổi nội tiết tố từ khi mang bầu khiến cơ thể không thể cung cấp đủ lượng insulin, hoặc không sử dụng bình thường. Lượng glucose tích tụ trong máu gây ra bệnh tiểu đường, còn được gọi là đường huyết cao.
Để có một thai kỳ an toàn và em bé khỏe mạnh, mẹ bầu cần kiểm soát bệnh tiểu đường theo khuyến cáo của bác sĩ, theo dõi lượng đường trong máu, tuân theo kế hoạch ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất hợp lý.
4. Nhiễm trùng (bao gồm một số bệnh lây qua đường tinh dục)
Trong thời kỳ mang thai, thai nhi được bảo vệ khỏi nhiều căn bệnh, như cảm lạnh thông thường hoặc nhiễm trùng dạ dày. Nhưng một số bệnh nhiễm trùng có thể gây hại cho cả hai mẹ con. Một số bệnh nhiễm trùng có thể truyền từ mẹ sang con trong khi sinh khi trẻ sơ sinh đi qua âm đạo, các nhiễm trùng khác có thể lây nhiễm cho thai nhi trong thai kỳ. Một số bệnh nhiễm trùng có thể được ngăn ngừa hoặc điều trị bằng cách chăm sóc theo dõi trước khi mang thai, trước khi sinh và sau sinh.
5. Tiền sản giật
Tiền sản giật (tiếng Anh là Preeclampsia) là một biến chứng thai kỳ, đặc trưng bởi huyết áp cao và dễ gây tổn thương đến các cơ quan khác, thường là gan và thận. Hiện tượng này có thể xảy ra sớm sau tuần thai thứ 20, nhưng rất hiếm khi gặp trường hợp này. Đa phần các triệu chứng chỉ xuất hiện sau tuần thai thứ 34 (khoảng 3 tháng cuối thai kỳ). Ở một vài mẹ bầu, triệu chứng lại xuất hiện sau khi lâm bồn, thường là trong vòng 48 giờ sau sinh. May mắn là, những triệu chứng này có xu hướng tự mất đi trong vòng vài tuần sau đó.
Tiền sản giật là căn nguyên dẫn đến sản giật – một tai biến sản khoa nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. Thậm chí, đây còn là nguyên nhân gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
6. Sinh non
Sinh non là tình trạng chuyển dạ bắt đầu trước tuần 37 của thai kỳ. Bất kỳ trẻ sơ sinh nào sinh ra trước tuần 37 đều có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe vì các cơ quan như phổi và não chỉ kết thúc sự phát triển trong những tuần cuối cùng trước khi sinh đủ tháng (39 đến 40 tuần).
Một số điều kiện làm tăng nguy cơ sinh non, bao gồm nhiễm trùng, phát triển cổ tử cung rút ngắn hoặc sinh non trước đó.
7. Sảy thai
Sảy thai là hiện tượng thường xảy ra ở trong 3 tháng đầu của thai kì. Tuy nhiên, không phải sảy thai không thể xảy ra ở những tháng mang thai khác. Một vài trường hợp mẹ bầu sảy thai mà không hề biết trước đó mình đã mang thai. Trong một vài trường hợp, trứng đã thụ tinh chưa kịp bám vào niêm mạc tử cung đã bị sảy.
Thai chết lưu cũng là một trong những trường hợp sảy thai. Lúc này, thai nhi đã chết nhưng tử cung của mẹ bầu không trục xuất thai nhi ra khỏi cơ thể, vì vậy, người mẹ cũng không biết thai đã không còn.
8. Nôn nghén
Nôn nghén là hiện tượng bình thường trong thai kỳ, đặc biệt là trong ba tháng đầu tiên, một số mẹ bầu gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn kéo dài trong 3 tháng cuối thai kì.
Tình trạng buồn nôn và ói mửa nghiêm trọng hơn là do hội chứng hyperemesis gravidarum khi mang thai, dẫn đến giảm cân, giảm sự thèm ăn, mất nước và có thể ngất xỉu.
9. Thiếu máu
Khi mang bầu mẹ cần nhiều chất sắt hơn bình thường để tăng lượng máu tạo ra trong thai kỳ. Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng khi cơ thể không cung cấp đủ sắt khi mang thai và có thể dẫn đến sinh non và con sinh ra nhẹ cân.
Các triệu chứng thiếu sắt bao gồm: Cảm thấy mệt mỏi hoặc ngất xỉu, khó thở và trở nên xanh xao. Khi mang thai mẹ cần bổ sung 27mg sắt mỗi ngày (có trong hầu hết các loại vitamin) để giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Một số phụ nữ có thể cần thêm chất sắt thông qua các viên uống bổ sung sắt.
10. Phù chân – đau lưng
Phù chân là triệu chứng gây khó chịu nhưng mẹ bầu lại gặp phải thường xuyên. Mẹ có thể bị phù nề ở tay, chân, mặt… Chứng phù xuất hiện là do lúc mang thai lượng nước tích trong cơ thể nhiều hơn, nếu uống ít nước, cơ thể sẽ càng trữ nước nhiều hơn, gây phù nặng hơn.
Đau lưng xuất hiện vì nhiều nguyên nhân như: tăng cân, áp lực lên thắt lưng khi mang thai, xương chậu nở dần. Nếu đứng hay ngồi lâu mẹ sẽ đặc biệt đau nhức.
11. Táo bón
Táo bón rất dễ xảy ra đối với hơn 50% phụ nữ mang thai, nguyên nhân bởi thai phụ rất ít vận động, đồng thời nồng độ hormone progesteron trong máu tăng làm giảm nhu động ruột, thai khi phát triển gây chèn ép đại tràng. Ngoài ra mẹ bầu thường uống nhiều và ăn thực phẩm chứa sắt sẽ gây nóng cho cơ thể.
Nếu tình trạng táo bón kéo dài, các chất độc hại trong phân khi không được bài tiết ra ngoài có thể xâm nhập trở lại đường tiêu hoá, gây nhiễm độc ngoài ý muốn.
12. Chuột rút
Triệu chứng co thắt gây nên cảm giác đau, cằng chân duỗi đơ ra, các ngón chân quắp xuống, vị trí ở bắp chuối chăn và bàn chân được gọi là chuột rút, thời gian xảy ra triệu chứng này chủ yếu vào ban đêm.
Nguyên nhân gây nên chuột rút là do cơ thể thiếu canxi. Giải pháp khi bị chuột rút là xoa bóp nhẹ nhàng bắp chân và bàn chân sẽ tạo cảm giác thoải mái hơn, uống thêm viên bổ sung canxi và vitamin D.