Rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ

Nhiều năm trở lại đây, số lượng trẻ bị tự kỷ ngày một tăng cao, khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Mặc dù, bệnh tự kỷ có thể điều trị được nhưng nếu không can thiệp kịp thời thì khả năng hồi phục khá thấp. Vậy ở trẻ tự kỷ thường xuất hiện những triệu chứng gì? Những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh cao? Ba mẹ hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1. Rối loạn phổ tự kỷ là gì?

Tự kỷ hay còn gọi là rối loạn phổ tự kỷ (autism spectrum disorder) là một rối loạn bao gồm các biểu hiện lâm sàng đặc trưng với khả năng thiếu hụt về kỹ năng xã hội, các hành vi lặp lại và thiếu hụt hay thậm chí không có khả năng giao tiếp và ngôn ngữ. Ngoài các biểu hiện nêu trên, trẻ tự kỷ còn có thể có những biểu hiện lâm sàng khác như co giật, động kinhrối loạn vị giác, âm thanh, giấc ngủ, tăng động giảm chú ý, có vấn đề về hệ tiêu hóa, thường xuyên lo lắng, bồn chồn…vv.

Theo ghi nhận thì số lượng trẻ mắc tự kỷ được phát hiện ngày càng tăng. Tỉ lệ mắc chứng tự kỷ ở nam và nữ là khác nhau. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em trai có tỉ lệ mắc cao hơn trẻ em gái, (khoảng 4 lần).

Rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 1

2. Nguyên nhân gây ra rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ

Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ kết luận nào về nguyên nhân dẫn đến bệnh tự kỷ. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng căn bệnh này có liên quan đến một số yếu tố như:

  • Di truyền: trẻ bị tự kỷ do cấu trúc của não phát triển không được hài hòa vì một số gen di truyền gây ảnh hưởng hoặc tổn thương tới não.
  • Giai đoạn mang thai nếu mẹ bầu sinh sống, làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất hoặc tiếp xúc với chúng thường xuyên góp phần tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ. Một số hóa chất độc hại nên tránh tiếp xúc như khói thuốc lá, ma túy, bia rượu,…
  • Môi trường sống: những trẻ em sinh sống trong hoàn cảnh gia đình phức tạp hoặc không được ba mẹ quan tâm, bỏ mặc thường có nguy cơ cao bị tự kỷ.

3. Các triệu chứng chính của rối loạn phổ tự kỷ

Các triệu chứng ở trẻ tự kỷ có thể xuất hiện từ khi trẻ chỉ mới 1 tuổi, tuy nhiên những biểu hiện này khá mờ nhạt và khó nhận biết. Theo thời gian, các triệu chứng dần nhiều hơn, thể hiện rõ rệt và trẻ thường được chẩn đoán từ 2 tuổi trở lên. Vậy ở trẻ bị tự kỷ thường có những biểu hiện gì? Sau đây là một số dấu hiệu giúp mẹ nhận biết bệnh dễ dàng:

Kỹ năng tương tác xã hội kém: Trẻ thường thu rút mình, chơi một mình, hạn chế giao tiếp bằng mắt, nhu cầu giao tiếp với người khác rất thấp, ít làm theo chỉ dẫn, mọi hoạt động đều thực hiện theo ý thích. Phần lớn trẻ không khoe khoang, không quan tâm đến lời nói hay cảm xúc của người khác. Sự tương tác, gắn bó, tập trung của trẻ thường dành cho đồ vật nhiều hơn những người xung quanh

Rối loạn cảm giác:

Do thần kinh quá nhạy cảm nên một số trẻ có biểu hiện rối loạn cảm giác. Chẳng hạn như trẻ thường sợ hãi khi nghe tiếng động quá to, thu mình vào một góc do sợ ánh sáng, sợ cắt móng tay, sợ cắt tóc, không muốn người khác chạm vào người,… Hầu như ở các trẻ mắc hội chứng tự kỷ thường rất lười nhai và kén ăn. Tuy nhiên, trẻ thích chạm vào đồ vật, thích gõ đồ chơi để phát ra tiếng động, quan sát đồ vật phát ra ánh sáng hoặc chuyển động (đặc biệt là lăn tròn).

Ngoài những biểu hiện trên, một số trẻ tự kỷ có khả năng ghi nhớ rất tốt. Điển hình như nhớ số điện thoại, nhớ vị trí các đồ vật, biết đọc số rất sớm, thực hiện phép cộng nhanh,… Chính vì thế, các bậc phụ huynh dễ nhầm tưởng và cho rằng con mình quá thông minh.

Ngôn ngữ có nhiều bất thường:

Một số trẻ tự kỷ có khả năng phát triển ngôn ngữ rất kém, nói không rõ hoặc chậm nói. Bên cạnh đó, cũng có trẻ không nói theo hướng dẫn, thường phát âm vô nghĩa. Trẻ có thể chỉ nhại lại lời nói của những người xung quanh hoặc chỉ nói khi có nhu cầu gì đó, chẳng hạn như muốn đi vệ sinh, muốn ăn, muốn chơi,… Việc trẻ thường xuyên hỏi một câu hỏi nhiều lần hoặc không biết cách đặt câu hỏi cũng khá phổ biến.

Phần lớn trẻ mắc bệnh tự kỷ có vốn từ ngữ nghèo nàn, khả năng diễn đạt từ ngữ kém hoặc không biết cách kể chuyện. Giọng nói của trẻ cũng có sự khác biệt so với trẻ bình thường, có thể nói rất nhanh, nói to, nói giọng lơ lớ,… Những trò chơi mang tính chất xã hội hóa, trẻ thường khó tiếp cận hoặc không biết luật chơi.

Hành vi bất thường: Trong sinh hoạt hằng ngày, trẻ thường có những thói quen, hành vi bất thường như đi vòng tròn, đi kiễng gót, nhảy lên, xoay người vòng tròn,… Một số thói quen thường lặp lại ở trẻ là chỉ nằm đúng một vị trí, chỉ mặc một kiểu quần áo, ngồi đúng một chỗ, chỉ đi đúng một đường hoặc chơi đúng một trình tự,…

Hứng thú với một số điều nhất định:

Trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ có xu hướng thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ đối với một số điều nhất định, nhưng ít quan tâm đến bất cứ điều gì khác. Trẻ nhỏ có thể hoàn toàn tập trung vào những thứ quay tròn hoặc tỏa sáng và bỏ qua hầu hết mọi thứ khác. Trẻ lớn hơn có thể trở nên bận tâm với 1 chủ đề, chẳng hạn như thời tiết, con số hoặc thể thao…

Trẻ em bị rối loạn phổ tự kỷ cũng có xu hướng có các thói quen mà chúng phải tuân theo chính xác. Ví dụ, trẻ có thể cần phải ăn các loại thực phẩm cụ thể theo một thứ tự cụ thể hoặc đi theo cùng một lộ trình từ nơi này đến nơi khác – mọi lúc. Nếu những thói quen này bị phá vỡ, đứa trẻ sẽ buồn bã.

Ngoài ra, biểu hiện của rối loạn phổ tự kỷ khác gồm:

  • Không chỉ vào các vật để thể hiện sự quan tâm (chỉ vào một chiếc máy bay bay qua).
  • Không nhìn vào đồ vật khi người khác chỉ vào chúng.
  • Có rắc rối liên quan đến người khác hoặc không có hứng thú với người khác.
  • Tránh giao tiếp bằng mắt và muốn ở một mình.
  • Gặp khó khăn trong việc hiểu cảm xúc của người khác hoặc bộc lộ cảm xúc.
  • Không thích được ôm hay âu yếm hoặc chỉ có thể âu yếm khi trẻ muốn.
  • Có vẻ như không biết khi người khác nói chuyện với trẻ nhưng phản ứng với những âm thanh khác.
  • Lặp đi lặp lại các từ hoặc cụm từ, hoặc lặp lại các từ hoặc cụm từ thay cho ngôn ngữ thông thường.
  • Gặp khó khăn trong việc thể hiện nhu cầu của trẻ bằng ngôn ngữ lời nói hoặc hình thể.
  • Không chơi trò chơi “giả vờ” đóng vai (giả vờ cho búp bê ăn).
  • Lặp lại hành động nhiều lần.
  • Gặp khó khăn khi thích nghi khi một thói quen thay đổi.
  • Có phản ứng bất thường với các giác quan như ngửi, nếm, nhìn, cảm nhận hoặc âm thanh.
  • Mất các kỹ năng trẻ từng có (ví dụ ngừng nói những từ trẻ đã từng sử dụng).

Rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 2

4. Đối tượng có nguy có cao mắc tự kỷ

Ngoài nguyên nhân thì một số yếu tố khách quan có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ. Do đó, các bậc phụ huynh cần biết rõ để phòng ngừa cho con trẻ, đồng thời giảm thiểu khả năng mắc bệnh. Thông thường, những đối tượng sau đây rất dễ bị tự kỷ:

  • Những trẻ lớn lên trong hoàn cảnh gia đình ít dành sự quan tâm hoặc dạy dỗ trẻ. Sự thiếu hụt tình cảm khiến con trẻ đơn độc trong thế giới của mình và dần thu rút bản thân, mất tự tin với mọi người. Đồng thời, khả năng và nhu cầu giao tiếp với người khác cũng giảm dần.
  • Trẻ thường xuyên xem tivi hoặc xem tivi liên tục nhiều giờ trong ngày.

  • Sự tương tác với các bạn rất ít thường là đặc trưng ở trẻ tự kỷ.

Nếu nhận thấy con trẻ có một số biểu hiện bất thường, ba mẹ nên đưa con đi kiểm tra để phát hiện bệnh sớm và can thiệp kịp thời nếu. Theo kinh nghiệm của bác sĩ, bạn có thể dễ dàng nhận biết nguy cơ mắc bệnh ở trẻ dựa trên một số dấu hiệu sau đây:

  • Trẻ 12 tháng tuổi nhưng chưa biết nói bập bẹ, không biết cách chỉ ngón tay hoặc có những cử chỉ, điệu bộ giao tiếp bất thường, không phù hợp.
  • Trẻ 16 tháng tuổi nhưng chưa nói được từ đơn.
  • Trẻ 24 tháng nhưng câu từ nói không được rõ hoặc chưa nói được câu 2 từ.
  • Trẻ không đạt được hoặc không có kỹ năng xã hội hoặc kỹ năng ngôn ngữ như các trẻ ở cùng độ tuổi

Rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 3

5. Điều trị can thiệp sớm đối với trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ

Vì rối loạn tự kỷ có nhiều loại và nhiều biểu hiện cũng như triệu chứng khác nhau nên việc phát hiện và điều trị cũng gặp không ít khó khăn. Có nhiều phương pháp giúp cải thiện tình trạng tự kỷ nhưng không có cách nào được xem là tốt nhất. Vì vậy, cần có sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ để tìm ra được cách phù hợp nhất với từng đối tượng

Phương pháp thường áp dụng để chữa tự kỷ ở trẻ là giáo dục can thiệp. Việc điều trị thường được thực hiện kết hợp xuyên suốt ở nhà và ở trường học một cách chặt chẽ và khoa học theo hướng dẫn của các chuyên gia. 

  • Giúp trẻ cải thiện kỹ năng xã hội. 

  • Xây dựng môi trường sống tích cực. 

  • Xây dựng phương pháp can thiệp dựa vào thị giác hoặc các học thuyết nhận thức, hành vi,… 

Các dấu hiệu của bệnh thường xuất hiện rõ nét khi trẻ khoảng 2 – 3 tuổi việc phát hiện bệnh sớm là yếu tố cực kỳ quan trọng giúp việc điều trị trở trên dễ dàng và hiệu quả hơn. Vì tương lai và hạnh phúc của những người bị rối loạn tự kỷ, nhất là đối với trẻ em, người thân hãy đưa trẻ đến khám và thực hiện các xét nghiệm khi có dấu hiệu của bệnh để có phương pháp điều trị tốt nhất và quá trình điều trị diễn ra hiệu quả nhất, kịp thời nhất.

Rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 4

Trước những ảnh hưởng do hội chứng tự kỷ gây ra cho chính các bé và gia đình, mọi người nên chủ động quan tâm đến con trẻ. Đồng thời, tìm hiểu về những vấn đề xoay quanh trẻ tự kỷ để dễ dàng nhận biết sự bất thường của con. Từ đó, đưa con đi khám và điều trị bệnh sớm nhất có thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *